Chuyển đến nội dung chính

DỊCH CÂN KINH - Giai đoạn 1

Phương pháp luyện gân cốt gồm ba giai đoạn

Có thể luyện liên tục cho ba  giai đoạn cùng một buổi nhưng cũng có thể nghỉ ngơi sau mỗi giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất

 Giai đoạn này gồm 12 cách tập luyện liên tục cách sau nối liền cách trước không được gián đoạn nếu bạn muốn nghỉ xả hơi thì sau khi luyện xong cách thứ 12 rồi hãy nghỉ.
Bằng như bạn muốn luyện sang luôn giai đoạn thứ hai  bạn khỏi cần luyện theo cách thứ 12của giai đoạn thứ nhất sau khi đếm đủ 49 số hớp khí xong (ở cách luyện 11) bạn cứ tiếp giai đoạn thứ hai liền.

1- Cách thứ 1.
Mặt ngó tới trước đứng thẳng đầu hơi chếch lên. Hai chân dang ra ngang bằng khoảng vai và ngang hàng nhau không chân nào trước chân nào sau. Hai vai hơi xuôi xuống hai cánh tay thẳng xuống cùi cho hơi chếch về phía sau bàn tay chìa ra phía trước lòng bàn tay úp xuống đất ngón dính lại.
Đếm từ 1 đến 49 đếm một số nhếch tay một lần nhếch lên như gồng gân (Hình1).

2-Cách thứ 2.
Tiếp theo cách thứ nhất sau khi đến 49 số hai cùi chỏ hơi dang ra khỏi mình bàn tay khum các ngón chừa ngón cái lòng bàn tay đưa ra phía sau ngón tay cái chìa vào mình nhưng khi đụng mìn cánh tay vẫn giữ hơi khuỳnh.
Đếm từ 1 đến 49 cứ mỗi số đếm rút tám ngón tay lại như gồng gân ngón cái thì gồng nhếch lên một chút (Hình 2).

3 - Cách thứ 3.
Tiếp liền cách hai sau khi đếm đủ 49 số. Đặt đầu ngón tay cái lại lóng giữa của ngón  giữa tay nắm chặt hơn cách hai một chút, cách tay xuôi xuống, chỉ co một chút cho cùi chỏ ló ra phía sau một chút, hổ khẩu tay đưa ra phía trước. Đếm từ 1 đến 49 mỗi số đếm rút mấy ngón tay lại một lần như gồng gân (Hình 3).


4 - Cách thứ 4.
Tiếp liền theo cách thứ ba sau khi đếm đủ 49 số. Hai cách tay đưa lên song song thẳng tới trước mặt, cao ngang đầu vai, hai bàn tay vẫn nắm chặt giữ cách nhau độ 1 tấc, hộ khẩu ngửa lên không.
Đếm từ 1 đến 49, mỗi số đếm rút mấy ngón tay lại một chút, gồng gân, đồng thời cánh tay hơi co như đẻ thu cùi chỏ trở về (Hình 4).

5 - Cách thức 5.
Tiếp theo cách thứ 4 sau khi đếm đủ 49 số. Đưa hai cánh tay lên bàn tay nắm lại,  hổ khẩu chênh về phía sau ót  đầu hơi ngửng lên hai nắm tay đừng khép quá sát vào đầu mà đừng lôi ra ngoài quá xa.
Đếm từ 1 đến 49  mỗi lần đếm gồng nắm tay rút ngón mạnh một chút (Hình5).
  
6 - Cách thứ 6.
Hạ hai cánh tay, co lại chỏ đưa ngang ra bằng đầu vai nắm tay chênh lên, ngang lỗ tai, nhưng giữ cánh lỗ tai độ một tấc. Hổ khẩu nghêng xuống đầu vai lòng bàn tay hướng ra phía trước, tay vẫn nắm lại.
Đếm từ 1 đến 49 mỗi số đếm, cùi chỏ hơi nhếch về phía sau, tay nắm mạch rút ngón như gồng gân (Hình 6).

7 - Cách thứ 7.
Ngã người ra phía sau một chút, nhân cái ngã đó vươn hai cánh tay ra hai bên, giữ ngang đầu vai tay vẫn nắm hổ khẩu ngửa lên không.
Đếm từ 1 đến 49. Mỗi số đếm, rút mạnh ngón tay như gồng gân, đồng thời tưởng tượng như mính nhếch khẽ lên và dạt nắm tay ra phía sau một chút, ngưỡn tới. Nên nhớ là chỉ tượng thôi chứ chẳng phải làm thành động tác rã rệt (Hình 7).
  
8 - Cách thứ 8.
Cánh tay vẫn ngang đầu, khép vào phía trước mặt, giữ song song rồi làm lại y như cách thứ tư (Hình 8).

9 - Cách thứ 9.
  Gập hai cánh tay vào hai năm tay đưa cao trên vú, chỉ thảng vào má, lòng bàn tay hướng về phía sau, khu tay nơi ngón trỏ chỉ ngay sống mũi, cách chót mũi độ vài phân, đầu hơi ngẩng lên, giữ cùi chỏ ngang đầu vai.
Đếm từ 1 đến 49. Mỗi số đếm, rút ngón tay, gồng gân một lần (Hình 9).
  
10 - Cách thứ 10.
Dang hai nắm tay ra, chỏ ngang đầu vai, cánh tay ngài chỉ thảng lên, trong giác độ vuông, bàn tay vẫn nắm, lòng bàn tay hướng ra phía trước, hổ khẩu ngang lỗ tai và hướng vào lỗ tai.
Đếm từ 1 đến 49. Mỗi số đếm, rút ngón tay mạnh, gồng gân đồng thời tưởng tượng là mình có nhích cùi chỏ về phía sau một chút. (Hình 10)

11 - Cách thứ 11.
Vòng hai cánh tay hạ xuống khép lại, khuỳnh trước bụng, vẫn giữ nắm tay, khu ngón trỏ ngang rún, nhưng cách vài phân, đừng ép sát vào. Hai ngón cái chỉ quớt lên.
Đếm từ 1 đến 49. Mỗi số đếm gồng bàn tay một lần. Đếm xong hớp một hơi dài không khí dùng ý tưởng là mình tống phần khí đó xuống Đan Điền huyệt. Hớp 3 lượt tống xuống Đan Điền 3 lượt. (Hình 11)

12 - Cách thứ 12.
Như đã nói ở phần đầu, nếu không luyện tiếp sang giai đoạn 2 thì nên tập luyện cách thứ 12 này. Bằng tiếp tục luôn thì không phải luyện.
Đếm xong 49 số, buông thõng hai tay xuống thẳng theo thân mình, bàn tay xoè thẳng ngón, ngửa lòng bàn tay ra phía trước, rồi đưa cao hai cánh tay lên, ngay trước mặt, song song ngang đầu vai. Như vậy lòng bàn tay ngửa lên không.
Gồng hai cánh tay, hai bàn tay như chịu một vật gì đang đề nặng và cần giơ hổng lên, đồng thời nhòn gót chân một chút, đầu chân ấn mạnh xuống đất như để tiếp sức cho cánh tay gồng.
Gồng rồi xả khí lực, rồi gồng lại đủ 3 lượt. Xong nắm 2 tay lại, đưa thẳng lên cao, sát vào đầu, cũng song song, đoạn gồng gân, hạ xuống trước ngang đầu vai, rồi đưa lên, như cố nhấc bổng vật gì nặng.
Làm như vậy đúng 3 lượt.
Kế đó, nhấc 1 chân lên, rồi hạ xuống, lại nhấc chân kia lên. Nhấc chân trái trước, chân phải sau, mỗi chân 3 lượt.
Sau cùng hướng về phía Đông ngồi nghỉ xả hơi. (Hình 12)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

CÁCH ĐẶT BẾP ĐỂ KHẮC PHỤC HƯỚNG NHÀ KHÔNG HỢP

NGHIỆM QUÁI - KIẾT HUNG Đệ nhứt kiết tinh viết: Sanh Khí (Nhà xay hướng Sanh Khí) - Phàm mạng đắc thử Sanh Khí phương quái tắc hữu ngũ tử (5 đứa con) thăng quan, xuất đại phú quý, nhơn khẩu đại vượng, bá khách giao tập, đáo kỳ ngoạt tất đắc đại tài (là đến năm và tháng Hợi, Mẹo, Mùi đặng đại phát tài). Đệ nhị kiết tỉnh viết: Thiên Y  (Nhà xay hướng Thiên Y)  - Nhược phu thê hợp đắc thử cập lai lộ phòng trang, tạo hướng Thiên Y Phương. Sanh hữu tam tử, phú hữu thiên kim, gia vô tật bệnh, nhơn khẩu, điền súc đại vượng. Đáo kỳ niên đắc tài. Đến các năm tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có tài.