Một số hoa có tác dụng chữa mụn nhọt, đau đầu, cao huyết áp, xóa vết nhăn… Theo DS Lê Kim Phụng, những loại hoa này rất dễ tìm và chế biến khá đơn giản.
Hoa đào
Hoa tươi hay khô đều có thể dùng làm thuốc. Hoa đào có tính bình, vị đắng, có tác dụng hoạt huyết, chữa trị chứng thủy thũng, đại tiểu tiện bí táo, bế kinh, sởi, đậu. Mỗi ngày dùng 5g hãm trong nước sôi, thêm một ít mật ong và uống vào sáng sớm. Ngoài ra, để xóa các nếp nhăn trên mặt, có thể dùng nước sắc hoa đào rửa mặt mỗi buổi sáng hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao nghiền mịn, trộn với mật ong để thoa lên mặt mỗi buổi tối. Đối với những người da mẫn cảm, mụn nhọt nhiều có thể trong uống ngoài thoa. Tuy nhiên bài thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai vì gây kích thích co bóp tử cung.
Hoa cúc
Gồm có bạch cúc và kim cúc.
Bạch cúc vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, tác dụng tán phong thanh nhiệt, mát gan, chữa phong nhiệt cảm mạo, tăng huyết áp, chóng mặt nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt. Mỗi ngày dùng từ 8 - 12g để sắc uống thay trà. Hoặc có thể phối hợp với hoa hòe sao vàng, thảo quyết minh sao đen cùng lượng, sắc với 300ml nước, còn 200ml, chia hai-ba lần uống trong ngày.
Kim cúc vị đắng, cay, tính hơi ôn, tác dụng tương tự như bạch cúc, tuy nhiên lượng dùng sắc uống mỗi ngày từ 12 - 16g. Ngoài ra, khi kết hợp với sắn dây sắc uống có thể chữa được cảm sốt, nhức đầu.
Hoa hồng
Cánh hoa hồng chứa nhiều chất khoáng, đồng, canxi, kali, iod, carotene, các vitamin C, B và K… Tinh dầu hoa hồng có tác dụng kích thích và cân bằng hệ miễn dịch và hệ thần kinh, tăng cường hoạt động của các tuyến nội tiết, giúp tiêu hóa tốt và chống lại các vi khuẩn gây rối loạn đường ruột.
Hoa hồng phơi khô hãm trong nước sôi để uống, cung cấp nhiều vitamin, chống cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, loạn thần kinh chức năng. Lưu ý: Nên dùng cánh hoa hồng nở vào sáng sớm, sau khi ngắt nên mang đi sao ngay.
Hoa sứ
Hoa có mùi thơm nhẹ, dùng ở dạng trà. Mỗi ngày dùng 30 - 60g sắc nước, uống có tác dụng hạ huyết áp, giảm ho.
Hoa lài
Hoa lài có tính ấm, tác dụng điều hòa hệ gan mật, tiêu hóa, giảm đau, giải cảm… Kết hợp với tim sen hãm trong nước uống chữa mất ngủ. Hoa lài kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo đất đem nấu nước uống chữa mụn nhọt; hoặc với hoa hòe, kim cúc, hoa sứ chế biến thành trà chữa hạ huyết áp.
Hoa sen
Có tính bình, vị ngọt, tác dụng giải nhiệt, giảm stress. Dùng cánh hoa sen phơi khô, tim sen làm trà uống mỗi ngày. Tinh dầu hoa sen giúp dưỡng da, loại bỏ tế bào chết.
Hoa tươi hay khô đều có thể dùng làm thuốc. Hoa đào có tính bình, vị đắng, có tác dụng hoạt huyết, chữa trị chứng thủy thũng, đại tiểu tiện bí táo, bế kinh, sởi, đậu. Mỗi ngày dùng 5g hãm trong nước sôi, thêm một ít mật ong và uống vào sáng sớm. Ngoài ra, để xóa các nếp nhăn trên mặt, có thể dùng nước sắc hoa đào rửa mặt mỗi buổi sáng hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao nghiền mịn, trộn với mật ong để thoa lên mặt mỗi buổi tối. Đối với những người da mẫn cảm, mụn nhọt nhiều có thể trong uống ngoài thoa. Tuy nhiên bài thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai vì gây kích thích co bóp tử cung.
Hoa cúc
Gồm có bạch cúc và kim cúc.
Bạch cúc vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, tác dụng tán phong thanh nhiệt, mát gan, chữa phong nhiệt cảm mạo, tăng huyết áp, chóng mặt nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt. Mỗi ngày dùng từ 8 - 12g để sắc uống thay trà. Hoặc có thể phối hợp với hoa hòe sao vàng, thảo quyết minh sao đen cùng lượng, sắc với 300ml nước, còn 200ml, chia hai-ba lần uống trong ngày.
Kim cúc vị đắng, cay, tính hơi ôn, tác dụng tương tự như bạch cúc, tuy nhiên lượng dùng sắc uống mỗi ngày từ 12 - 16g. Ngoài ra, khi kết hợp với sắn dây sắc uống có thể chữa được cảm sốt, nhức đầu.
Hoa vạn thọ
Có vị đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng tiêu viêm, long đờm. Mỗi ngày dùng từ 5 - 10g hoa khô hãm nước sôi uống. Để chữa ho gà, dùng 15g hoa vạn thọ, 10g đường phèn, sắc uống ba - năm ngày, mỗi ngày ba lần.Hoa hồng
Cánh hoa hồng chứa nhiều chất khoáng, đồng, canxi, kali, iod, carotene, các vitamin C, B và K… Tinh dầu hoa hồng có tác dụng kích thích và cân bằng hệ miễn dịch và hệ thần kinh, tăng cường hoạt động của các tuyến nội tiết, giúp tiêu hóa tốt và chống lại các vi khuẩn gây rối loạn đường ruột.
Hoa hồng phơi khô hãm trong nước sôi để uống, cung cấp nhiều vitamin, chống cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, loạn thần kinh chức năng. Lưu ý: Nên dùng cánh hoa hồng nở vào sáng sớm, sau khi ngắt nên mang đi sao ngay.
Hoa sứ
Hoa có mùi thơm nhẹ, dùng ở dạng trà. Mỗi ngày dùng 30 - 60g sắc nước, uống có tác dụng hạ huyết áp, giảm ho.
Hoa lài
Hoa lài có tính ấm, tác dụng điều hòa hệ gan mật, tiêu hóa, giảm đau, giải cảm… Kết hợp với tim sen hãm trong nước uống chữa mất ngủ. Hoa lài kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo đất đem nấu nước uống chữa mụn nhọt; hoặc với hoa hòe, kim cúc, hoa sứ chế biến thành trà chữa hạ huyết áp.
Hoa sen
Có tính bình, vị ngọt, tác dụng giải nhiệt, giảm stress. Dùng cánh hoa sen phơi khô, tim sen làm trà uống mỗi ngày. Tinh dầu hoa sen giúp dưỡng da, loại bỏ tế bào chết.
DS Kim Phụng lưu ý: với những loại có vị đắng, lạnh (hòe, lài) không nên dùng cho người kém ăn, đau bụng, đại tiện lỏng. Hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, phá huyết, khử ứ (hoa đào, hồng) không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh vì có thể gây sẩy thai, rong kinh.
Theo Phụ nữ TPHCM
Nhận xét
Đăng nhận xét