Chuyển đến nội dung chính

Rau gia vị tẩy giun, trị đau dạ dày

Mùi tàu, thì là, cây mơ lông kết hợp với một số vị khác chữa đầy hơi, sốt rét, trị giun, đau dạ dày hiệu quả.



Cây rau gia vị quen thuộc như mùi tàu, thì là, cây mơ lông kết hợp với một số vị khác chữa đầy hơi, sốt rét, trị giun, đau dạ dày hiệu quả.

Cây mùi tàu (ngò gai)
Trị chứng ăn không tiêu: Khi bị lạnh bụng, ăn không tiêu, đầy trướng bụng thì lấy 50g rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ, 1 củ gừng tươi nhỏ rửa sạch giã nát. Hai thứ trên cho vào niêu đất, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc khi còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng.

Trị chứng chướng khí, thở mệt: Lấy rau mùi tàu tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 - 40g với 2 bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm 2 lần.

Trị chứng đầy hơi: Khi bị đầy hơi, cảm sốt lấy 10 16g rau mùi tàu rửa sạch, vò nát hãm như hãi chè tươi, chia uống nhiều lần trong ngày.

Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: Lấy 20g rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.

Cây thìa là (thì là)
Bổ tỳ, bổ thận: Dùng cây rau thìa là luộc chín, trộn với dầu, muối, ăn kiên trì sẽ có kết quả tốt.
Chữa chứng tỳ yếu, thận suy: Dùng 50g quả thìa là sắc với 300ml nước, còn 100ml thì chia uống trong ngày mỗi lần uống khoảng 30 - 50ml. Kiên trì dùng liên tục 5 - 7 ngày sẽ cho kết quả tốt.
Chữa chứng sốt rét: Khi bị sốt rét, nhất là sốt rét ác tính lấy ngay hạt thìa là tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống hoặc sắc lên uống cũng có công hiệu.

Chữa chứng đái rắt: Khi đi tiểu thấy đau buốt, tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu ít thì dùng một nắm thìa là, tẩm với nước muối, sao vàng, tán bột mịn, dùng bánh dầy chấm với bột này ăn rất tốt.
Chữa chứng đờm ứ trệ, tiêu hóa kém: Dùng 3 - 4g hạt thìa là nhai thật kỹ rồi nuốt cả nước lẫn bã.

Cây mơ lông
Trị chứng kiết lỵ mới phát hoặc kiết lỵ lâu ngày: Nếu bị lỵ mới phát thì lấy 1 nắm lá mơ, 1 nắm lá phèn đen rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vảy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 - 3 lần.

Nếu bị lỵ lâu lấy 1 nắm lá mơ tươi lau bằng khăn sạch thái nhỏ, đập 1 quả trứng gà trộn đều, bọc lá chuối nướng chín, hoặc cho lên chảo rang khô, không cho gia vị. Ăn ngày 3 lần, ăn liên tục vài ngày là khỏi.

Hoặc lá mơ lông 20g, cỏ phượng vĩ 20g, hạt cau 25g, cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 100g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.

Trị chứng tiêu chảy do nóng: Lá mơ 16g, nụ sim 8g, sắc với 500ml nước còn 200ml chia uống 2 lần trong ngày.

Trị giun: nếu bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.

Trị chứng bí tiểu tiện: sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần cho kết quả tốt.

Trị chứng đau dạ dày: Lấy khoảng 20 - 30g lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

Theo Tiền Phong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.