Hiện nay, rất nhiều người dân đang uống nước đun lá sen phơi khô với mong muốn giảm bệnh mỡ máu cao hoặc tiêu mỡ.
"Dùng lá khô cho vào ấm đun sôi lấy nước uống hằng ngày. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 nhúm tay, khoảng 20h. Lá sen là loại thảo dược rất lành cho nên bạn có thể uống cả ngày và liên tục. Bạn nên uống nhiều về buổi chiều và tối vì khi đó là lúc cơ thể sản sinh ra lượng mỡ lớn nhất. Lá sen không có tác dụng phụ". Đây là ví dụ về lời giới thiệu của một chủ hàng trên mạng.
Phân tích cụ thể, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: "Lá sen có tác dụng giảm mỡ máu là do tính chất thanh nhiệt, bình can. Tuy nhiên, muốn giảm được mỡ trong máu thì phải dùng kết hợp với hạ khô thảo và ngũ gia bì…; muốn giảm cân bằng lợi tiểu thì phối hợp với các thuốc lợi tiểu như bông mã đề, hạt mã đề, rễ cỏ tranh.
Thực tế trước đây, BS Nguyễn Liễn - Trưởng khoa Y học cổ truyền BV Hữu nghị Việt Xô - đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh nhân bị mỡ trong máu cao, song kết quả chưa rõ ràng. Đặc biệt cần chú ý, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, tay chân lạnh, đi tiểu…".
Lá sen có một số tác dụng khác như điều trị tiết tả do nhiệt kết hợp với khương hoạt, gừng nướng.
Phối hợp lá sim, lá ổi chữa mụn nhọt ở đầu, kim ngân hoa chữa mụn nhọt ở người.
Khi nôn ra máu và bị máu cam dùng lá sen cùng huyết dụ, địa du, trắc bá diệp sao cháy…
Khi có bệnh cấp, nên dùng 15 – 20gr/lần.
Tuy nhiên, TTND Nguyễn Xuân Hướng khuyên: Khi dùng điều trị cũng chỉ nên dùng 15 – 20 ngày/ đợt nghỉ 10 ngày rồi dùng tiếp thêm 1 – 2 đợt nữa nhưng tối đa không được quá 3 đợt/năm. Nếu không bị bệnh không nên dùng lá sen.
Phân tích cụ thể, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: "Lá sen có tác dụng giảm mỡ máu là do tính chất thanh nhiệt, bình can. Tuy nhiên, muốn giảm được mỡ trong máu thì phải dùng kết hợp với hạ khô thảo và ngũ gia bì…; muốn giảm cân bằng lợi tiểu thì phối hợp với các thuốc lợi tiểu như bông mã đề, hạt mã đề, rễ cỏ tranh.
Thực tế trước đây, BS Nguyễn Liễn - Trưởng khoa Y học cổ truyền BV Hữu nghị Việt Xô - đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh nhân bị mỡ trong máu cao, song kết quả chưa rõ ràng. Đặc biệt cần chú ý, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, tay chân lạnh, đi tiểu…".
Lá sen có một số tác dụng khác như điều trị tiết tả do nhiệt kết hợp với khương hoạt, gừng nướng.
Phối hợp lá sim, lá ổi chữa mụn nhọt ở đầu, kim ngân hoa chữa mụn nhọt ở người.
Khi nôn ra máu và bị máu cam dùng lá sen cùng huyết dụ, địa du, trắc bá diệp sao cháy…
Khi có bệnh cấp, nên dùng 15 – 20gr/lần.
Tuy nhiên, TTND Nguyễn Xuân Hướng khuyên: Khi dùng điều trị cũng chỉ nên dùng 15 – 20 ngày/ đợt nghỉ 10 ngày rồi dùng tiếp thêm 1 – 2 đợt nữa nhưng tối đa không được quá 3 đợt/năm. Nếu không bị bệnh không nên dùng lá sen.
Theo Lao động
Nhận xét
Đăng nhận xét