Chuyển đến nội dung chính

11 cách giúp bạn không bị mắc căn bệnh tiểu đường


Theo trang mạng Woman'sHealth, nếu bạn tuân thủ 11 cách sau đây, bạn sẽ không bao giờ mắc bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2, đang ngày càng gia tăng trong xã hội do thói quen ăn uống vô độ và lối sống ít vận động.

Sau đây là 11 cách sẽ giúp bạn có thể tránh xa căn bệnh này:

Thường xuyên kiểm soát cân nặng

Cứ giảm được 2kg, nghĩa là bạn đã giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Với những người quá béo, nếu giảm được 5% trọng lượng cơ thể, bạn có thể giảm đến 70% nguy cơ mắc căn bệnh này, ngay cả khi bạn chưa tập thể dục.

Chọn món khai vị phù hợp
Trước mỗi bữa ăn bạn nên ăn rau xanh, salát, vì những đồ ăn này có thể có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với người mắc tiểu đường tuýp 2, cũng có thể hạ thấp lượng đường máu nếu dùng khoảng hai thìa dấm ngay trước bữa ăn giàu carbonhydrate.

Đi bộ nhiều hơn

Nên đi bộ mỗi ngày, càng nhiều càng tốt, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn, ngay cả khi bạn không giảm được cân nào, bởi đi bộ làm tăng sự hấp thu của đường vào tế bào cơ thể, thay vì đi vào máu.

Uống càphê hàng ngày

Nếu bạn ưa thích càphê, hãy cứ tiếp tục giữ thói quen này vì nó sẽ giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường. Trang Woman'sHealth đưa ra kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) trên hơn 126.000 cho thấy, những người uống hơn 6 ly càphê mỗi ngày thì sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 từ 29 tới 54%. Nếu uống từ 1-3 cốc ly thì tác dụng không đáng kể. Lượng caffein ở các dạng khác có trong trà, chocalate cũng có tác dụng, vì theo các nhà nghiên cứu, caffein có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Tránh xa đồ ăn nhanh

Trang Woman'sHealth cũng đưa thêm dẫn chứng của kết quả khảo sát trên 3.000 người tuổi từ 18 đến 30 trong vòng 15 năm, của nhóm các nhà nghiên cứu Đại học Minnesota, cho thấy những ai ăn đồ ăn nhanh nhiều hơn hai lần mỗi tuần thì nặng hơn 5kg và có nguy cơ bị kháng insulin cao gấp hai lần so với những người ăn ít hơn một lần mỗi tuần.

Giảm ăn thịt đỏ

Bạn không nên ăn thịt đỏ thường xuyên mỗi ngày vì nó làm tăng cao nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Các loại thịt chế biến sẵn như thịt lợn muối xông khói, hot dog cũng gây nguy cơ tương tự đối với căn bệnh này.

Thêm quế vào gia vị 

Gia vị quế có tác dụng làm giảm đường máu mạnh mẽ và kích hoạt các enzyme vốn kích thích các thụ quan insulin hoạt động.

Thư giãn

Theo các nhà nghiên cứu, stress kinh niên có thể làm đường máu của bạn tăng vọt. Vì thế, các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn (như yoga, đi bộ, thiền, ngủ sâu..) sẽ giúp bạn lấy lại sự thăng bằng.

Ngủ đêm trọn vẹn

Ít nhất bạn phải có giấc ngủ hơn 6 tiếng nhưng cũng không nên quá 8 tiếng mỗi đêm. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp đôi, còn những người ngủ quá 8 tiếng lại có tăng nguy cơ gấp ba lần. Vì thế, để có giấc ngủ ngon buổi tối, hãy gác công việc lại cơ quan và đừng xem tivi quá khuya.

Duy trì các mối quan hệ tình cảm tốt
Điều này tưởng chừng dễ, những cũng khó, vì theo các nhà nghiên cứu, tiểu đường có xu hướng tăng mạnh trong nhóm những người sống độc thân, vì thế nếu sống một mình, bạn cũng nên cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Thường xuyên xét nghiệm máu

Nhiều khi những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường rất "thầm lặng." Một xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện được mức độ hay nguy cơ mắc bệnh của bạn. Hãy kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh sớm, trước khi quá muộn.
 
Theo TTXVN/Paris

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

CÁCH ĐẶT BẾP ĐỂ KHẮC PHỤC HƯỚNG NHÀ KHÔNG HỢP

NGHIỆM QUÁI - KIẾT HUNG Đệ nhứt kiết tinh viết: Sanh Khí (Nhà xay hướng Sanh Khí) - Phàm mạng đắc thử Sanh Khí phương quái tắc hữu ngũ tử (5 đứa con) thăng quan, xuất đại phú quý, nhơn khẩu đại vượng, bá khách giao tập, đáo kỳ ngoạt tất đắc đại tài (là đến năm và tháng Hợi, Mẹo, Mùi đặng đại phát tài). Đệ nhị kiết tỉnh viết: Thiên Y  (Nhà xay hướng Thiên Y)  - Nhược phu thê hợp đắc thử cập lai lộ phòng trang, tạo hướng Thiên Y Phương. Sanh hữu tam tử, phú hữu thiên kim, gia vô tật bệnh, nhơn khẩu, điền súc đại vượng. Đáo kỳ niên đắc tài. Đến các năm tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có tài.