Chuyển đến nội dung chính

Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên

Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên 1Liệt dây thần kinh VII ngoại biên y học cổ truyền mô tả trong chứng khẩu nhãn oa tà. Bệnh do nhiều nguyên nhân như do nhiễm lạnh (trúng phong hàn), do nhiễm khuẩn (trúng phong nhiệt ở kinh lạc), do ứ huyết (sang chấn sau mổ hay ngã, thương tích...).  Đa số các trường hợp liệt dây VII ngoại biên do lạnh, do ứ huyết chữa bằng y học cổ truyền cho kết quả tốt. Trong điều trị thường phối hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc uống, châm cứu, tiêm thuốc vào huyệt, điện châm, lý liệu pháp, xoa bóp... Sau đây là một số bài thuốc chữa trị bệnh này.

Liệt dây thần kinh do lạnh
Y học cổ truyền gọi trúng phong hàn ở kinh lạc.
Triệu chứng: sau khi gặp mưa, gió lạnh, người bệnh tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra, không huýt sáo được, toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Phương pháp chữa: khu phong tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí). Dùng một trong các bài:
Bài 1: ké đầu ngựa 12g, tang ký sinh 12g, quế chi 0,8g, bạch chỉ 0,8g, kê huyết đằng 12g, ngưu tất 12g, uất kim 0,8g, trần bì 0,8g, hương phụ 0,8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 (Đại tần giao thang): khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, tần giao 8g, bạch chỉ 8g, ngưu tất 12g, đương quy 8g, thục địa 12g, bạch thược 0,8g, xuyên khung 8g, đảng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, bạch truật 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: ế phong, dương bạch, toản trúc, tình minh, ty trúc không, đồng tử liêu, thừa khấp, nghinh hương, giáp xa, địa thương, nhân trung, thừa tương; toàn thân thêm huyệt hợp cốc, phong trì.
Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên 2
Day huyệt hợp cốc.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm khuẩn
Y học cổ truyền gọi trúng phong nhiệt ở kinh lạc.
Triệu chứng: người bệnh mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra, không huýt sáo được, toàn thân sốt, sợ gió, sợ nóng, rêu lưỡi dầy, trắng, mạch phù sác. Sau khi hết sốt, bệnh nhân chỉ còn tình trạng liệt dây VII ngoại biên.
Phương pháp chữa: khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt), khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt). Dùng bài thuốc: kim ngân hoa 16g, bồ công anh 16g, thổ phục linh 12g, ké đầu ngựa 12g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt như bài trên; toàn thân thêm huyệt khúc trì, nội đình.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn
Y học cổ truyền gọi ứ huyết ở kinh lạc.
Triệu chứng: gồm các triệu chứng liệt dây thần kinh VII như đã trình bày ở phần trên. Nguyên nhân do sang chấn như sau ngã, bị thương tích, sau mổ vùng hàm mặt, xương chũm...
Phương pháp chữa: hoạt huyết, hành khí. Dùng  bài thuốc: đan sâm 12g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, tô mộc 8g, uất kim 8g, chỉ xác 6g, trần bì 6g, hương phụ 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt như bài trên, toàn thân thêm huyệt huyết hải, túc tam lý. 
Theo Lương y Đình Thuấn-suckhoedoisong.vn
Vị trí các huyệt:
Ế phong: Phía sau dái tai, chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm.
Dương bạch: Mắt nhìn ngang tầm, huyệt ở trên lông mày 1 tấc chiếu thẳng xuống đồng tử.
Toản trúc: Huyệt ở trong hố lõm lông mày.
Tình minh: Trên góc khóe mắt trong 0,1 tấc.
Ty trúc không: Chỗ lõm mé ngoài đuôi lông mày.
Đồng tử liêu: Khóe mắt ngoài đo ra 0,5 tấc.
Thừa khấp: Trên bờ hốc mắt dưới.
Nghinh hương: Cạnh cánh mũi 0,5 tấc.
Giáp xa: Ở phía trên trước góc xương hàm dưới, chỗ khi dùng sức cắn răng thì cơ nổi lên.
Địa thương: Từ mép miệng đo ra 0,5 tấc.
Nhân trung: Chỗ giáp 1/3 trên và 2/3 dưới đường chính giữa rãnh mũi môi.
Thừa tương: Huyệt ở chính giữa rãnh môi dưới.
Hợp cốc: Hoặc khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
Khúc trì: Co khuỷu tay, huyệt ở đầu mép ngoài đường vân khuỷu tay.
Huyệt nội đình: kẽ ngón chân 2 - 3.
Huyết hải: Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn. Hoặc ngồi đối diện với bệnh nhân, bàn tay phải của thầy thuốc đặt trên xương bánh chè bên trái của bệnh nhân, 4 ngón tay áp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt.
Túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó ngang ra phía ngoài 1 tấc là huyệt. Hoặc huyệt ở dưới lõm ngoài xương bánh chè (huyệt độc tỵ) 3 tấc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.