Chuyển đến nội dung chính

CÁC VỊ THUỐC TỪ KHỈ

CAO KHỈ

Nói đến khỉ làm thuốc là người ta nghĩ ngay đến cao khỉ. Cao khỉ có hai loại:
1. Cao xương khỉ là cao nấu bằng xương khỉ đã được làm sạch hết thịt, mỡ.
2. Cao khỉ toàn tính là cao nấu bằng toàn bộ con khỉ bỏ hết phủ tạng, trừ mật thì phải để lại.
Cao khỉ loại tốt phải được nấu từ 5-7 bộ xương khỉ và có kèm theo mật của chúng. Nước ta có nhiều loài khỉ làm thuốc nhưng phổ biến nhất là loại khỉ vàng M. Mulatta.
Về công dụng của 2 loại cao nói chung giống nhau. Nhưng cao khỉ toàn tính được đánh giá là tốt hơn. Chúng có tác dụng bổ can thận, giúp trường thọ, bổ toàn thân, thường dùng cho người ăn ngủ kém, thiếu máu, gầy yếu, xanh xao. Dùng rất tốt cho trẻ em và phụ nữ.

Cách dùng:
Ngậm miếng nhỏ, ngâm rượu, cho vào cháo, hấp cơm. Phối hợp các vị khác: Cao khỉ 500g, cao sơn dương 30g cùng gừng, phèn, cồn, dầu lạc vừa đủ 100g. Ngày uống 1 chỉ đến 1,5 chỉ (4-6g) hấp với cơm hoặc ngâm rượu cho tan. Có thể thêm mật ong cho dễ uống.
Người xưa nấu cao hổ phải có cả khỉ và sơn dương với tỷ lệ quy định và cho rằng phải phối hợp như thế cao hổ mới tốt.
Một số kinh nghiệm còn ít được biết đến:
- Xương đầu khỉ nấu cao dùng trị sốt rét và trẻ em bị động kinh.
- Da khỉ nấu cao trị ngứa lở.
- Mật khỉ trị đau mắt, động kinh.
- Sỏi mật khỉ (hầu táo) Calculus Macaca: Tán bột, dùng hoàn tán không bỏ vào thuốc sắc. Vị đắng lạnh, hơi mặn. Vào kinh tâm, phế, can đởm.
Tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, hóa đàm định suyễn. Tiêu viêm giải độc.
- Máu ra khi khỉ đẻ, khô trên đá núi gọi là Huyết lĩnh. Dùng cho phụ nữ sau sinh và trẻ em chậm lớn biếng ăn. Cho vào cháo hoặc ngâm rượu. Ở những chợ miền núi thỉnh thoảng cũng có bán.
Ngày nay thận khỉ được dùng để chế vaccin chống bại liệt, dùng trong thí nghiệm dược lý. Ở Mỹ hàng năm cần hàng chục vạn con khỉ Macaca Mulatta để phục vụ các phòng thí nghiệm.

THỊT KHỈ

Theo nhiều tài liệu cổ, thịt khỉ có thể dùng trị sốt rét kinh niên. Danh y Lý Trời Trân cho rằng ăn thịt khỉ có thể phòng tránh được lam sơn chướng khí. Trung dược học bản thảo ghi thịt khỉ trị chứng phong lao, ngâm rượu chữa sốt rét kinh niên.
- Thịt khỉ chưng cách thủy với hoàng kỳ, hoài sơn ăn độ dăm lần có thể chữa khỏi bệnh trĩ.
- Rượu thịt khỉ còn dùng bổ thận tráng dương cho nam giới và điều trị chứng lạnh tử cung không sinh được con ở phụ nữ. Chữa lưng đau gối mỏi, liên tục mắc tiểu.
- Bộ phận sinh dục khỉ đực ngâm rượu làm thuốc bổ thận tráng dương.
Trong dân gian cũng lưu truyền một số kinh nghiệm sau đây để chữa cam tích trẻ em:
- Dùng nước miếng khỉ chữa cam tích trẻ em, bằng cách đưa cho khỉ trái cây, khỉ đang ăn dở thì lấy cho trẻ bị bệnh ăn tiếp.
- Dùng gan, dạ dày, ruột khỉ làm thức ăn với cơm hoặc nấu cháo.
Có sách dặn cần lưu ý khi làm thịt khỉ, nên để nguyên da mà xẻ thịt. Nếu lột da, thân hình khỉ lúc đó trông như một đứa trẻ. Tạo cảm giác rất ghê rợn.
Còn đối với món "Óc khỉ đại bổ" trong "Nhất dạ đế vương" thì quả là một cách ăn uống man rợ: Ðầu khỉ bị lột da trơ sọ trắng, sau đó người ăn dùng búa bằng bạc đập vỡ sọ, rồi dùng thìa bằng vàng múc óc khỉ vào chén yến để ăn ngay khi còn nóng. Thử hỏi ăn như vậy làm sao tránh khỏi gây tổn thương tinh thần, tính người trong văn hóa tâm linh?

KHỈ DẠY TA DÙNG THUỐC

Trong một khu rừng ở Tanzania, nhà nhân chủng học Richard Wrangham của trường Ðại học Harvard nhận thấy các con khỉ thường nhấm nháp lá cây Aspilia (thuộc họ hướng dương). Ông nếm thử thì thấy có vị đắng. Ðem về phòng thí nghiệm, phân tích thấy chứa nhiều chất thiarubrine A, là một chất có tác dụng chống nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Ông đã kể lại chuyện này trong hội nghị "Vì tiến bộ khoa học" tổ chức tại Mỹ. Ngoài ra nhà khoa học Machael Huffman thuộc trường Ðại học tổng hợp Tokyo cũng kể lại ông từng chứng kiến một con khỉ sắp chết đã lấy hết sức tàn để gặm liên tục một thân cây Vermonia amydalina, ngày hôm sau con khỉ đó đã khỏe hơn nhiều. Vì vậy người Tanzania đã có truyền thống dùng cây này như một loại kháng sinh chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Trong hội nghị nói trên còn có các báo cáo về khỉ ăn lá sung có chất chống nấm, khỉ châu Phi ăn các lá cây chống lạnh, viêm phổi khi mùa đông đến. Ly kỳ hơn là giả thuyết của Karen Strier. Theo ông khỉ cái ở Brazin biết cách hạn chế sinh đẻ. Chúng tránh thai bằng cách ăn một loại lá cây giàu chất isoflavonoides để không thụ thai. Một số loài khỉ ở Costa Rica còn biết cách chọn sinh con đực hay cái theo ý muốn bằng cách hai vợ chồng khỉ tìm ăn những loại cây giàu chất kiềm hay toan, phù hợp với một số sách hướng dẫn muốn sinh con gái thì mẹ nên ăn nhiều chất kiềm (âm tính), và muốn sinh con trai thì ăn nhiều chất toan (dương tính).
Nhiều bằng chứng khác cũng được nêu lên để làm cơ sở cho việc hình thành một ngành khoa học
mới mang tên quốc tế Zoo-pharmacognosie, chuyên nghiên cứu khả năng tự chăm sóc của động vật bằng cây thuốc tự nhiên.
Cây Aspilia đã được ghi nhận trong nhiều dược điển của các quốc gia. Lá và rễ của 7 chủng loại cây Aspilia được dùng sản xuất nhiều loại dược phẩm chữa trị vết thương, ho, sốt, đau dạ dày.
Ở Việt Nam ta, những năm trước đây đã từng xuất hiện cơn sốt về cây con khỉ, mượn danh các nhà khoa học như Ðỗ Tất Lợi, Nguyễn Trọng Nhân để tuyên truyền quảng cáo (đồn rằng khỉ khi bị bệnh tìm cây này để ăn). Cây còn có các tên khác như xuân hoa, hoàn ngọc... Còn tên tú lình thì không nên dùng vì dễ gây nhầm lẫn với một vị thuốc khác từ khỉ. Tính chất công dụng của cây là chống viêm nói chung, chủ yếu là viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên do cây này có nhiều loại khác nhau nên phải biết cách phân biệt và được nghiên cứu kỹ hơn.

Theo: BS. PHÓ ÐỨC THUẦN-ykhoa.net

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.