Chuyển đến nội dung chính

Nhu cầu vitamin của cơ thể con người

Hàng ngày, con người muốn, tồn tại và phát triển thì phải hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Ngoài các chất sinh năng lượng như: protid, lipide, glucid và các khoáng chất, các loại vitamin cũng rất cần cho cơ thể. Vậy vitamin hấp thu như thế nào để bảo đảm nhu cầu?
Đã từ lâu, các nhà khoa học đã chia vitamin thành hai nhóm: vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo. Các loại vitamin tan trong nước khi hấp thu với số lượng nhiều và thừa đều có thể dễ dàng bài tiết theo đường nước tiểu nên ít có nguy cơ đe dọa tình trạng nhiễm độc vitamin. Trái lại, các loại vitamin tan trong chất béo nếu hấp thu vào cơ thể quá nhiều thì không thể đào thải theo đường nước tiểu được, lượng dư thừa đều được dự trữ lại trong các mô mỡ và gan. Để bảo đảm đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị về nhu cầu sử dụng của một số vitamin quan trọng như: A, D3, B1, B2, C, B12, kể cả acid folic.
Nhu cầu vitamin của cơ thể con người
 
Vitamin A
Vitamin A còn gọi là chất retinol, chúng có nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với cơ thể con người nhưng trước hết đảm nhận vai trò của thị giác. Aldehyd của retinol là một thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc mắt rodopsin. Khi gặp ánh sáng, sắc tố này mất màu và quá trình này kích thích các tế bào que của võng mạc mắt để giúp nhìn thấy trong ánh sáng yếu.
Ngoài ra, vitamin A rất cần thiết để giữ gìn sự toàn vẹn của lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt da và niêm mạc các khoang trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin A sẽ gây nên tình trạng khô da, tổn thương ở màng tiếp hợp, khi hiện tượng này lan đến giác mạc mắt sẽ làm cho thị lực bị ảnh hưởng và gây mềm giác mạc. Thiếu vitamin A cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng, giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật và tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em.
Vitamin A hiện diện trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, cơ thể con người có thể tạo thành vitamin A từ caroten là một loại sắc tố khá phổ biến trong các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, trong đó-caroten là loại quan trọng nhất.
Nhu cầu vitamin ở trẻ em là 300mg và người lớn là 750mg.
Vitamin D3
Vitamin D3 còn gọi là chất colecalciferol với vai trò chính là tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu canxi ở tá tràng
Dầu cá là nguồn cung cấp vitamin D khá dồi dào; ngoài ra chúng còn hiện diện trong các loại thực phẩm như: gan, trứng, bơ. Các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật hoàn toàn không có vitamin D. Nguồn vitamin D quan trọng cần cho cơ thể là quá trình nội tổng hợp ở trong da dưới tác dụng của tia tử ngoại ánh sáng mặt trời. Nhu cầu được khuyến cáo cần hấp thu lượng vitamin D3 khoảng 10µg đối với trẻ em, tương ứng với 400 đơn vị quốc tế UI. Ở người lớn đã trưởng thành nếu điều kiện sống, sinh hoạt, lao động thiếu nguồn ánh sáng mặt trời phải nên bổ sung vitamin D3 với 100 đơn vị quốc tế mỗi ngày.
Vitamin B1
Vitamin B1 còn được gọi là thiamin, chúng hiện diện trong các mô động vật, thực vật và là yếu tố cần thiết để sử dụng chất glucide; vì vậy nên tất cả thức ăn đều có một hàm lượng chất thiamin nhưng ít. Các loại hạt cần dự trữ chất thiamin cho quá trình nẩy mầm nên ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn thiamin khá phong phú.
Nhu cầu thiamin cần đáp ứng cho cơ thể phải đạt 0,40mg/1.000kcal; khi lượng này thấp hơn 0,25mg/1.000kcal thì sẽ gây nên bệnh tê phù Beriberi. Trên thực tế, nhu cầu vitamin B1 hay thiamin sẽ được đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cho con người khi các loại lương thực cơ bản không xay xát trắng quá, chế độ ăn có nhiều hạt họ đậu. Trái lại, tình trạng thiếu vitamin B1 hay thiamin sẽ xảy ra khi sử dụng nhiều loại lương thực xay xát trắng, đường ngọt và rượu.
Vitamin B2
Vitamin B2 còn được gọi là riboflavin cùng nhóm với acid nicotinic, chúng giữ vai trò chủ yếu trong các phản ứng oxy hóa ở tế bào trong tất cả các mô của cơ thể.
Riboflavin hiện diện phổ biến trong các loại thức ăn nhưng có nhiều nhất trong thức ăn động vật, sữa, rau, đậu, bia. Đồng thời những hạt ngũ cốc toàn phần cũng có nguồn vitamin B2 tốt nhưng chúng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát. Theo WHO, nhu cầu cần thiết của vitamin B2 là 0,55mg/1.000kcal.
Vitamin C
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic, chúng tham gia vào các phản ứng oxy hóa khử. Đây là yếu tố cần thiết cho sự tổng hợp chất collagen là một chất gian bào ở các thành mạch máu, mô liên kết, xương, răng. Khi cơ thể thiếu vitamin C, người bệnh có những biểu hiện như xuất huyết, các vết thương lâu thành sẹo.
Vitamin C hiện diện nhiều trong các loại quả chín. Rau xanh cũng có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt khá lớn qua quá trình được nấu nướng. Đồng thời khoai tây, khoai lang cũng là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Lượng vitamin C cần thiết hàng ngày cho người lớn, thiếu niên, kể cả trẻ em là 30mg/ngày.
Vitamin B12
Vitamin B12 còn được gọi là cyanocobalamin. Khác với nhiều loại vitamin khác, trong cơ thể con người các loại thực vật cao cấp không tổng hợp được vitamin B12, chúng chỉ có trong thức ăn động vật mà nguồn phong phú nhất là gan. Trước khi các nhà khoa học phát hiện ra vitamin B12, bệnh thiếu máu ác tính là một bệnh hiểm nghèo gây chết người trong vòng từ 2 - 5 năm nhưng sau đó nguyên nhân gây bệnh do thiếu vitamin B12 đã được tìm ra nên bệnh được khống chế hiệu quả. Tình trạng thiếu vitamin B12 thường gặp ở những người ăn các loại thức ăn thực vật là chủ yếu hoặc ở những người ăn chay thường xuyên. Nhu cầu vitamin B12 của người bình thường là 2µg/ngày.
Acid folic
Khi thiếu chất acid này sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu, thường gặp ở các phụ nữ có thai. Chất acid folic và các loại folat thường hiện diện nhiều trong các loại rau có lá. Nhu cầu khuyến cáo cần thiết cho người trưởng thành đối với acid folic là 200µg/ngày.

Theo TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH - Trích nguồn: suckhoedoisong.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.