Chuyển đến nội dung chính

NGỒI THIỀN

Sao các bạn không cùng ngồi thiền chút cho tâm nhẹ nhàng hơn nhỉ? Nào, để xem trước khi ngồi thiền, ta phải chú ý điều chỉnh tâm lý thế nào để ngồi thiền hiệu quả hơn nào!

1. “Quay lưng lại với thế giới”

Ngồi thiền đòi hỏi bạn phải dứt bỏ mọi vấn đề đang diễn ra xung quanh mình, gác lại các công việc và chỉ tập trung cho việc ngồi một chỗ yên tĩnh và lắng tâm. Vì vậy, bạn hãy quay lưng lại với thế giới bên ngoài và trở về với thế giới bên trong mình thôi nhé! Đừng để những thứ ở ngoài kia làm phiền đến bạn và làm bạn bận lòng, nếu không thể dứt bỏ thì làm sao bạn có thể để cho tâm mình trong lắng lại được.

2. Không trông mong điều gì

Trong bất kỳ điều gì cũng vậy, khi bạn càng mong ngóng kết quả thì đó lại là cản trở cho bạn đạt được một kết quả như mong đợi. Khi ngồi thiền, các bạn chú ý đừng trông mong mình sẽ đạt được điều gì đó. Đừng nghĩ rằng cứ thiền đi, thiền xong ta sẽ được vui vẻ ý mà, ta sẽ có được trí tuệ ý mà. Bạn hãy trải nghiệm thiền như những gì nó vốn có và kết quả chỉ có thể cảm nhận được khi bạn thực sự hành thiền. Cho dù kết quả đó có đúng như mong đợi của bạn hay không nhưng nếu bạn không thực sự gạt bỏ hết được những thành kiến, ý kiến của mình thì sẽ không bao giờ bạn đến được với kết quả tốt đẹp nào. Bạn cứ ngồi thiền, chỉ để cố gắng dẹp bỏ hết mọi hình ảnh, ý kiến, suy tưởng của mình vào bất cứ vấn đề gì. Chỉ như vậy!

3. Không căng thẳng và cưỡng bách mình

Thiền đâu có yêu cầu chúng ta phải thế này thế kia. Đơn giản là việc ta ngồi và để cho tâm mình thật tĩnh lặng, cố gắng xóa bỏ mọi suy nghĩ, vọng tưởng trong đầu. Vậy nên, đừng cố gắng tạo căng thẳng cho chính bản thân mình. Thiền là để ta giải tỏa căng thẳng chứ không phải tạo ra căng thẳng thêm cho mình. Như vậy, bạn hãy thật thư giãn, đừng cố ép mình hay buộc mình phải làm được điều này, điều kia khi thiền. Vọng tưởng có thể không dẹp đi hết được trong những lần ngồi thiền, nhưng đừng vì thế mà gây áp lực cho bản thân mình nhé! Thực ra, bạn đang tiến bộ dù bạn không nhận ra điều đó đó thôi. Chính cố gắng ngồi và tập trung làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày. Do vậy, cứ thiền đều đặn thì bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó. Bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong.

4. Gạt bỏ tâm lý vội vàng

Thiền là để giúp ta bình tâm lại, sống trọn vẹn trong thời điểm hiện tại đó. Khi vội vàng, hấp tấp trong việc thiền tập, ta lại càng dễ đánh mất chánh niệm của mình. Bạn hãy cứ từ từ, thoải mái để đi vào thiền, gạt bỏ hết mọi việc có thể xảy ra bên ngoài kia, đừng để lòng mình phải vướng bận vào chuyện gì.

Cũng như điều 1 mình vừa phân tích, thiền không phải để đạt tới điều gì đó mà bạn mong đợi. Vậy nên, bạn cũng đừng có tâm lý vội vàng để đạt được kết quả nào đó với thiền ngay nhé! Những điều thực sự giá trị đều cần thời gian để phát triển. Vậy cứ thiền thôi.

5. Quan sát mọi thứ diễn ra trong đầu mình

Khi bất kỳ một hình ảnh nào nổi lên trong đầu bạn, hãy quan sát nó. Quan sát như một người ngoài đứng nhìn một “tên trộm” đến ăn cắp đồ, nhưng đừng vướng mắc hay cố đuổi theo tên trộm. Dù là hình ảnh đẹp hay xấu hiện lên trong bạn, bạn cứ thản nhiên đón nhận và để nó trôi đi, chẳng cần phải mất công chống trả, chỉ cần bạn quan sát và đừng để bị cuốn theo.

6. Tôn trọng bản thân

Mỗi chúng ta đều là những cá thể không hoàn hảo, vậy nên, khi chưa đạt được điều mà bạn mong muốn khi thiền thì cũng đừng trách bản thân mình. Hãy cho mình thời gian và cơ hội. Có thể những lần ngồi thiền, bạn không thể dẹp bỏ hết ngay được những vọng tưởng trong đầu bạn, trong khi bạn rất mong muốn nó không đến nữa. Đừng vì thế mà trách móc bản thân. Bạn cứ thư giãn, cứ tự hài lòng với những gì mình đã làm được. “À, hôm nay mình biết là mình còn vọng tưởng nhiều lắm, lần sau mình sẽ cố gắng hơn để gạt bỏ nó”. “À, hôm nay mình đã thấy vọng tưởng ít xuất hiện hơn rồi, mai sẽ ít hơn một tí nữa rồi sẽ đến ngày mình kiểm soát được nó”…

7. Tự khám phá

Trải nghiệm thiền của bạn hay những gì bạn đạt được khi thiền định không gì khác hơn khi chính bạn là người chứng thực phải không nào? Vì vậy, đừng bám chấp vào một điều mà ai đó đã nói với bạn hay bạn đã đọc được ở đâu đó về thiền định. Những bài chia sẻ về thiền chỉ là những kinh nghiệm mà chúng mình rút ra được khi đã tự mình trải qua. Các bạn có thể đọc để tham khảo nhưng đừng nghĩ là mình buộc phải làm hay tin hoàn toàn vào những gì chúng mình nói. Không phải chia sẻ những cái không đúng mà là bạn hãy tự lắng nghe mình, tự mình trải nghiệm và khám phá những điều trong chính bản thân bạn với mục đích thiền tập của mình. Hãy tìm ra những cách riêng của mình để diệt trừ những vọng tưởng và đạt được sự an tịnh trong nội tâm. Không ai hiểu được bạn hay giúp cho bạn tốt hơn chính bản thân bạn.

8. Coi thử thách là cơ hội

Mỗi lần ngồi thiền, bạn phải chiến đấu mạnh mẽ với mọi trạng thái cảm xúc và các suy nghĩ trong đầu mình. Bạn hãy đón nhận nó như là một cơ hội để mình biết mình còn những thiếu sót như thế nào để mà chỉnh sửa mỗi ngày nhé! Mình không thể gạt bỏ hết chúng được ngay lập tức nhưng mỗi lần ngồi thiền là mỗi lần mình chiến đấu và sự chiến đấu đó chỉ có thể đem lại chiến thắng là sức mạnh trong tâm trí, tinh thần của bạn. Vậy nên, không có nó thì sao mình có cơ hội để khám phá sức mạnh trong mình. Đó là cơ hội tốt cho bạn đấy! Đừng nản chí sau mỗi lần tưởng như là thất bại, hãy kiên nhẫn, kiên cường rồi bạn sẽ thành công, làm chủ ý chí của mình.

Ui, thế là ta đã điều chỉnh tâm lý qua 8 điều lưu ý trước khi ngồi thiền rồi. Vậy thì các bạn cùng thiền thôi chứ còn làm gì nữa nhỉ?
Nguồn: Internet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.